Chi phối nhà Hậu Tấn Liêu Thái Tông

Giúp Hậu Tấn khai quốc

Năm 936, Hậu Đường lâm vào cuộc tranh chấp nội bộ, vì hoàng đế Lý Tùng Kha nghi ngờ em rể là tiết độ sứ Hà Đông[11]), âm mưu chống lại ông ta. Theo lời khuyên của các học sĩ Lý TốngLã Kỳ, Lý Tùng Kha suy tính đến việc liên minh với Khiết Đan để ngăn khả năng Khiết Đan sẽ trợ giúp Thạch Kính Đường. Tuy nhiên khi một học sĩ khác là Tiết Văn Ngộ phản đối vì cho rằng Hoàng đế Khiết Đan sẽ đòi hỏi gả công chúa, Lý Tùng Kha đổi ý và quyết định không liên minh.[12]

Không lâu sau đó, mùa hạ năm 936, theo lời của Tiết Văn Ngộ, Lý Tùng Kha hạ chiếu chuyển Thạch Kính Đường từ Hà Đông đến làm Tiết độ sứ Thiên Bình [13]). Điều này khiến cho Kính Đường hoảng sợ, cho rằng ông ta sẽ sớm mất mạng sau khi rời khỏi Hà Đông, và quyết định làm phản. Lý Tùng Kha sau đó cử Trương Kính Đạt đem quân tấn công Hà Đông. Thạch Kính Đường khi đó 45 tuổi, cử người sang Khiết Đan cầu viện, hứa rằng nếu Liêu Thái Tông giúp đỡ ông ta làm hoàng đế Trung Quốc, ông ra sẽ cung phụng Liêu Thái Tông như cha của mình và cắt đất Lư Long[14]) và các châu quận Hà Bắc ở phía bắc Nhạn Môn Quan cho người Khiết Đan. Khi sứ giả của Hà Đông đến triều đình Khiết Đan, Liêu Thái Tông, khi đó 35 tuổi, rất hài lòng, ông nói với Thuật Luật thái hậu: "Nhi thần từng mộng thấy Thạch công sẽ gửi sứ giả đến đây. Bây giờ quả nhiên là như vậy. Đây đúng là thiên ý." Nhà vua đáp lại rằng ông đồng ý liên minh và sẽ gửi quân tới giúp họ Thạch vào mùa thu.[12]

Trong khi đó, Trương Kính Đức bao vây thủ phủ của Hà Đông là Thái Nguyên. Thái Nguyên lâm vào tình trạng thiếu lương, song không thể bị hạ ngay lập tức. Cuối mùa thu, Liêu Thái Tông đích thân dẫn 5 vạn quân (nhưng tuyên bố là 30 vạn), thẳng tiến Thái Nguyên. Khi ông đến ngoại thành Thái Nguyên, Kính Đường gửi thư nói phải tiến quân một cách thận trọng và chưa nên giao chiến ngay, nhưng Liêu Thái Tông không nghe. Ông ngay lập tức đánh tan tác quân của Trương Kính Đức, dồn họ vào Tấn An trại gần Thái Nguyên, chính thức giải vây cho Thái Nguyên. Rồi Liêu Thái Tông đưa quân vào thành, tuyên bố phong Kính Đường làm hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Tấn (sử Trung Quốc gọi là nhà Hậu Tấn). Thạch Kính Đường đồng ý cắt nhượng Lư Long và một phần Hà Đông, gồm 16 châu cho Khiết Đan, và mỗi năm nộp vàng và lụa làm tiền triều cống cho Khiết Đan.[12]

Lý Tùng Kha sai Triệu Đức Quân, Tiết độ sứ Lư Long, dẫn quân đến Tấn An cứu Trương Kính Đức, nhưng bản thân Đức Quân cũng muốn làm hoàng đế Trung Nguyên và tìm cách kiếm sự ủng hộ của Liêu Thái Tông, vì thế ông ta cho quân đóng trại ở một nơi khá xa Tấn An là Đoàn Bách Cốc[15]), và cử sứ giả đến chỗ Liêu Thái Tông, đề nghị liên minh. Đức Quân hối lộ vàng và lụa cho Liêu Thái Tông, hứa sẽ kết làm anh em với Khiết Đan và vẫn để Thạch Kính Đường làm tiết độ sứ Hà Đông, Thái Tông ban đầu có ý bằng lòng. Thạch Kính Đường biết tin thất kinh, sai thân tín là Tang Duy Hàn đến thuyết phục rằng tình thế đang có lợi, không nên theo lời Triệu Đức Quân. Cuối cùng Liêu Thái Tông nghe lời của Duy Hàn.[12]

Sau khi Tấn Dương bị bao vây ba tháng và hết lương thực, phó tướng của Trương Kính ĐứcDương Quang Viễn giết chủ tướng và đầu hàng liên quân Khiết Đan - Hậu Tấn. Liêu Thái Tông trao hàng binh cho Thạch Kính Đường, rồi chuẩn bị tiến đến quốc đô Hậu Đường là Lạc Dương. Với việc Dương Quang Viễn đầu hàng, quân của Triệu Đức Quân cũng nhanh chóng bị phá tan, và ông ta cũng phải đầu hàng. Khi đó, Lý Tùng Kha, đang dẫn quân chi viện cho chiến trường phía bắc, quyết định trở về Lạc Dương, nhưng khi về đến nơi thì được tin đại thế đã mất, các tướng lũ lượt dắt nhau đầu hàng liên quân Khiết Đan - Hậu Tấn. Liêu Thái Tông cùng Kính Đường đến đóng ở Lộ châu[16]), và ông nghĩ rằng khi quân Khiết Đan tiến vào Lạc Dương sẽ khiến người Hán hoảng sợ, nên ở lại Lộ châu, để Thạch Kính Đường dẫn quân đến Lạc Dương. Lý Tùng Kha, trong tình thế tuyệt vọng, cùng gia quyến tự thiêu. Nhưng trước khi tự thiêu, Tùng Kha lệnh giết anh của Liêu Thái Tông là Gia Luật Bội. Thạch Kính Đường vào kinh, kết thúc triều Hậu Đường. Ông ta cho hộ tống quan tài của Gia Luật Bội về Khiết Đan.[12]

Hậu Tấn thống trị Trung Hoa

Liêu Thái Tông đem theo các tướng Hậu Đường mà mình bắt được trở về Khiến Đan.[1] Ông cho đổi thủ phủ trấn Lư Long là U Châu thành Nam Kinh, để dễ bề cai trị 16 châu mới giành được. Ông dành sự tôn trọng đối với viên quan bị bắt là Trương Lệ và nghe theo nhiều lời khuyên của anh ta.[17]

Năm 937, Từ Tri Cáo, nhiếp chính nước Ngô ở miền nam Trung Quốc, gửi sứ giả đến Khiết Đan gửi sứ giả đến kết minh với Khiết Đan. Liêu Thái Tông cũng gửi sứ giả đáp lễ. Cuối năm đó, Liêu Thái Tông đổi quốc hiệu Đại Khiết Đan thành Đại Liêu. Ông học theo chế độ của triều đình Trung Quốc, cho con trai của Triệu Đức QuânTriệu Diên Thọ làm Khu mật sứ, nắm quyền như thủ tướng. Sau đó, khi Từ Tri Cáo cướp ngôi nước Ngô, xưng là hoàng đế Nam Đường, ông ta tiếp tục giữ quan hệ thân thiện với Liêu, nhưng một lần Tri Cáo sai giết chết sứ thần nước Liêu đang đi qua lãnh thổ Hậu Tấn, nhằm đổ lỗi cho Hậu Tấn để hai bên bất hòa với nhau.[17]

Trong khi đó, Thạch Kính Đường, đã là hoàng đế Hậu Tấn, tiếp tục thần phục Đại Liêu. Năm 938, ông ta dâng tôn hiệu cho Liêu Thái Tông và Thuật Luật thái hậu, sai Phùng ĐạoLưu Hú làm sách lễ sứ. Dưới thời Thạch Kính Đường làm hoàng đế, ông ta viết dâng lên Liêu Thái Tông, khi thì xưng thần, khi thì xưng là "Nhi hoàng đế" (vua con), gọi nhà vua là "Phụ hoàng đế" (vua cha). Mỗi khi triều Liêu có sắc lệnh gì gửi đến, Hậu Tấn Cao Tổ đều bái thụ chiếu sắc ở biệt điện, mỗi năm dâng của cải cho Khiết Đan, ngoài ra còn tặng của cải cho thành viên hoàng thất các đại thần của Liêu, bao gồm cả Thuật Luật thái hậu, Gia Luật Lý Hồ, Gia Luật An Đoan, hai viên quan nam bắc viện của Liêu, và các viên quan người Hán như Triệu Diên Thọ. Hơn thế nữa, mỗi khi Liêu Thái Tông gửi thư đến với lời lẽ ngạo mạn, ông ta cũng trả lời một cách ngoan ngoãn. Do đó dưới thời Hậu Tấn Cao Tổ, Tấn và Liêu không xảy ra xung đột.[17]

Cuối năm 938, Thạch Kính Đường lo sợ rằng Tiết độ sứ Thiên Hùng Dương Quang Viễn[18] khó bề kiểm soát, vì thế chia Thiên Hùng làm hai phần và dời Quang Viễn làm Tiết độ sứ Hà Dương,[19] và lưu thủ Lạc Dương. Sử sách ghi nhận là sau sự chuyển đổi này, Quang Viễn bằng đầu bất mãn với triều đình Hậu Tấn và bí mật gửi thư từ với nước Liêu.[17]

Năm 939, lo sợ An Trọng Vinh, Tiết độ sứ Thành Đức[20]) sẽ khởi loạn, Hậu Tấn Cao Tổ dời đồng minh của Trọng Vinh là Hoàng Phủ Ngộ, Tiết độ sứ Nghĩa Vũ [21]) đến trấn Chiêu Nghĩa[22]. Liêu Thái Tông thừa cơ hội này muốn kiểm soát Nghĩa Vũ, sai triều thần nhà LiêuVương Uy, con trai của cố Tiết độ sứ Vương Xử Trực dưới thời Hậu Đường, đến làm tiết độ sứ Nghĩa Vũ. Hậu Tấn Cao Tổ tìm cách thoái thác vì cho rằng Vương Uy chưa qua rèn luyện nên chưa đủ kinh nghiệm để làm Tiết độ sứ. Liêu Thái Tông giận dữ đáp lại rằng: Nhà người qua bao nhiêu lớp đào tạo để từ Tiết độ sứ mà lên làm thiên tử?. Vua Tấn thất kinh, gửi biểu tạ tội và hứa sẽ phong cho cháu của Vương Xử TrựcVương Đình Dận làm Tiết độ sứ để xoa dịu Liêu Thái Tông.[23]

An Trọng Vinh, lúc này đang có ý định chống lại Hậu Tấn, và rất căm hận nước Liêu. Khi sứ nhà Liêu đi ngang qua Thành Đức, ông ta thường nguyền rủa và đôi khi còn giết chết họ. Năm 940, Trọng Vinh bắt giam sứ giả Bắc triều, và dâng biểu lên triều đình Hậu Tấn nói rằng không nên thuần phục người Khiết Đan nữa vì người Khiết Đan coi thường người Trung Quốc. Tang Duy Hàn thuyết phục Hậu Tấn Cao Tổ rằng liên minh với Liêu chỉ có lợi không có hại, và khi nhắc đến Liêu Thái Tông, ông ta nói rằng nhà vua thông minh và trí dũng hơn người. Theo lời Duy Hàn, vua Hậu Tấn tìm cách thuyết phục Trọng Vinh ngưng ý định chống Liêu. Ông cũng cử Dương Ngạn Tuân, Tiết độ sứ An Quốc[24] làm sứ giả đến bắc để giải thích với Liêu Thái Tông đang nổi cơn thịnh nộ vì vụ giết sứ giả, rằng những hành động của Trọng Vinh không phải là do ý của triều đình Trung Nguyên.[23]

Mùa đông năm 941, đồng minh của An Trọng VinhAn Tòng Tiến, Tiết độ sứ Sơn Nam Đông đạo[25] nổi dậy chống Hậu Tấn. An Trọng Vinh nghe được tin đó cũng nổi dậy. Quân Hậu Tấn dưới sự chỉ huy của anh rể Thạch Kính ĐườngĐỗ Trọng Uy nhanh chóng đánh bại An Trọng Vinh, và Trọng Vinh bị thủ hạ giết chết. Hậu Tấn Cao Tổ đem thủ cấp của An Trọng Vinh gửi cho nhà Liêu (tuy nhiên An Tòng Tiến không bị đánh bại đến sau khi Thạch Kính Đường chết).[26]

Mặc dù An Trọng Vinh đã chết, Liêu Thái Tông tiếp tục gửi sứ thần đến Tấn, trách cứ việc người dân bộ tộc Thổ Dục Hồn sống trong đất mà Hậu Tấn đã dâng cho Liêu, thường rủ nhau trốn khỏi Liêu chạy về phía nam. Có ý kiến cho rằng Thạch Kính Đường lo lắng và ngã bệnh vì việc này. Mùa hạ năm 942, ông ta qua đời. Sau cuộc tranh luận giữa Phùng Đạo và tướng Thị vệ mã bộ Đô ngu hầu Cảnh Diên Quản, họ quyết định rằng đất nước cần một ông vua trưởng thành, vì thế bỏ qua đứa con nhỏ của Thạch Kính Đường là Thạch Trọng Duệ và lập con người anh của Hậu Tấn Cao Tổ (được ông ta nhận nuôi) là Thạch Trọng Quý làm hoàng đế Hậu Tấn.[26]